Dòng Nội dung
1
Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam /. Lê Mạnh Phát; Biên tập Đỗ Loan T. 1 /
Tp. Hồ Chí Minh : Tp. Hồ Chí Minh , 2001
921tr ; 21 cm

Nhằm bảo tồn, khai thác và tận dụng một cách triệt để nhằm hổ trợ cho các thế hệ hiện tại và tương lai, hiểu rõ thêm nguồn gốc và truyền thống của văn hóa dân tộc. Bộ tổng tập đã sắp xếp các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác gia, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nước ta cho đến thế kỷ XX. Bao gồm các tác phẩm viết bằng văn tự khối vuông, tức bao gồm các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ quốc âm. Tổng tập 1 này cũng sẽ có phần phụ bản chữ Hán, nhằm cung cấp cho người đọc những tư liệu tham khảo và nghiên cứu khi cần thiết.
Đầu mục:1 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam /. Lê Mạnh Phát; Biên tập Đỗ Loan T. 2 /
Tp. Hồ Chí Minh : Tp. Hồ Chí Minh , 2001
843tr ; 21 cm

Bao gồm các tác dịch phẩm còn lại của Khương Tăng Hội cùng sáu lá thư của Lý Miễu và hai pháp sư Đạo Cao và Pháp Minh. Về những tác dịch phẩm còn lại của Khương Tăng Hội, thì trong tập 2 này chúng tôi cho công bố các nghiên cứu và bản dịch của Cựu tạp thí dụ kinh, Pháp kính kinh tự và An ban thủ ý kinh chú giải. Đây là một bản kinh, mà các kinh lục Trung Quốc thường xếp vào loại thất dịch của đời Hán, nghĩa là một bản dịch không biết do ai thực hiện. Vì bản thân bản kinh có chứa đựng một số cấu trúc ngôn ngữ mang tính chất ngữ pháp tiếng Việt, gần gũi với văn phong của Khương Tăng Hội. Tổng tập 2 này cũng sẽ có phần phụ bản chữ Hán, nhằm cung cấp cho người đọc những tư liệu tham khảo và nghiên cứu khi cần thiết.
Đầu mục:1 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam /. Lê Mạnh Phát; Biên tập Đỗ Loan T. 3 /
Tp. Hồ Chí Minh : Tp. Hồ Chí Minh , 2001
912tr ; 21 cm

Tập 3 dành trọn quyển cho việc in lại tác phẩm Thiền uyển tập anh cùng phần nghiên cứu, bản dịch và chú thích. Thiền uyển tập anh là một tác phẩm tập hợp các tư liệu liên hệ tới giai đoạn Phật giáo từ khi Sáu lá thư ra đời cho đến lúc vua Trần Thái Tông lên ngôi. Cho nên, về một mặt nào đó, ta có thể coi Thiền uyển tập anh như một đại biểu cho văn học Phật giáo Việt Nam của giai đoạn ấy.
Đầu mục:1 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)